This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Nội soi u xơ tử cung

U xơ tử cung là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay khi phát hiện ra bệnh, bệnh nhân phải ngay lập tức đi khám bác sĩ và tìm phương hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Một trong những phương pháp người bệnh tìm đến là mổ nội soi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người băn khoăn liệu u xơ tử cung có mổ nội soi được không.

U XƠ TỬ CUNG CÓ MỔ NỘI SOI ĐƯỢC KHÔNG?

Để hiểu rõ hơn việc u sơ tử cung có mổ nội soi được không, bạn nên biết thêm thông tin về căn bệnh này. Hiện nay, bệnh u xơ tử cung có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Nhưng các phương pháp chỉ thực sự phát huy tối đa tác dụng khi bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời, chưa để bệnh biến chứng nguy hiểm. U xơ tử cung  là 1 loại u lành tính, nó chính xác là khối u của tế bào cơ trơn tử cung.



Đây là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi từ 30 – 50 tuổi (thực tế phụ nữ từ 30 – 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất). Bệnh này hầu hết chỉ xuất hiện ở những người đã quan hệ tình dục, đặc biệt tập trung ở phụ nữ mang thai quá sớm hoặc quá muộn. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu, tỷ lệ ở những người béo phì, cao huyết áp,…cao hơn những người thường.

Bệnh u xơ tử cung là bệnh lành tính, nó không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, nhưng những biến chứng của nó thì không thể không quan tâm. Bệnh có thể khiến cơ thể thiếu máu do băng kinh, chèn ép đường tiết niệu, ung thư hóa, khó có thai, thậm chí là vô sinh…

Trước khi tìm hiểu “U xơ tử cung có mổ nội soi được không”, chúng ta cần xem bệnh này có nên mổ không. Bệnh u xơ tử cung không nhất thiết phải mổ. Độ nghiêm trọng của bệnh chủ yếu phụ thuộc vào vị trí của khối u. Nếu bạn đang ở 1 trong những trường hợp sau, bạn có thể cân nhắc bản thân có nên đi mổ hay không: Trường hợp 1 là kích thước khối u quá lớn, chèn ép lên các bộ phận khác gây cản trở hoạt động của chúng. Trường hợp 2, đau bụng dai dẳng do bệnh, rong kinh gây mất máu nhiều. Trường hợp 3 là khối u có chiều hướng phát triển thành ung thư.

U xơ tử cung có mổ nội soi được không ? Câu trả lời là có, không chỉ vậy mà phương pháp này còn được áp dụng phổ biến.

Nếu người bệnh đã lớn tuổi và không muốn có con nữa, họ có thể cân nhắc việc cắt bỏ tử cung. Có 2 lựa chọn là cắt bỏ 1 phần tử cung hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung. Bệnh nhân có thể được mổ trực tiếp ở bụng hoặc nội soi từ dưới cơ thể lên. Trong trường hợp người bệnh từ chối cắt bỏ, bác sĩ sẽ làm máu ở động mạch nuôi tử cung đông lại, kìm hãm sự phát triển của nó. Tóm lại, để chữa trị bệnh một cách an toàn nhất đòi hỏi có sự theo dõi của các bác sĩ có kinh nghiệm, cũng như có cơ y tế hiện đại.

Kinh nghiệm đi nội soi dạ dày

Đau dạ dày khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc... Vì thế để phát hiện cũng như điều trị kịp thời bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh. Dưới đây ViCare mách nhỏ tới bạn kinh nghiệm đi nội soi dạ dày tại Phòng Khám Đa Khoa Pacific - một trong những tuyến đầu ngành về tiêu hóa, gan mật.

Thế nào là nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày chính là một xét nghiệm để quan sát hình ảnh bên trong dạ dày – tá tràng trực tiếp thông qua một ống dài linh động, có đèn sáng cùng camera ở đầu.

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào miệng, họng của bệnh nhân, đi qua thực quản, xuống dạ dày, tá tràng. Camera trong ống nội soi sẽ đảm nhận nhiệm vụ truyền hình ảnh lên một màn hình máy tính.

Hiện nay còn có phương pháp nội soi mới qua đường mũi. Phương pháp nội soi này có ống nội soi khẩu kính nhỏ hơn (đường kính 5,9mm), nó được đưa qua mũi xuống hầu họng để quan sát thực quản, dạ dày. Phương pháp này giúp bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn.

Kinh nghiệm khi đi nội soi dạ dày ở Phòng Khám Đa Khoa Pacific

Để thuận tiện hơn cho việc đi khám bệnh tại Phòng Khám Đa Khoa Pacific, dưới đây là một số kinh nghiệm đi nội soi dạ dày bạn nên biết.



Những điều cần chuẩn bị trước

Khi nội soi dạ dày bệnh nhân cần chuẩn bị những điều sau:

Không có thức ăn trước khi nội soi mới quan sát được vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương hay không. Do đó, bệnh nhân nên nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi đi nội soi.

Tránh uống những loại nước có màu như: cafe, coca, sữa nước cam... chỉ uống nước trắng để dễ quan sát vùng dạ dày.

Bệnh nhân không uống những loại thuốc băng niêm mạc dạ dày trước khi làm nội soi như: Phosphalugel, Gastropulgit...

Một số lưu ý sau khi người bệnh nội soi dạ dày

Sau nội soi bệnh nhân sử dụng thuốc an thần sẽ được đưa tới phòng hồi sức để theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp. Nếu ổn định, bệnh nhân sẽ trở về nhà nếu ngoại trú hoặc ở lại phòng bệnh (cần có nhà đưa về, không tự đi một mình).

Sau khi nội soi người bệnh thường có cảm giác đau họng ít, bụng chướng hơi nhẹ.

Không nên ăn uống trong vòng một giờ sau nội soi hay trước khi có đánh giá của bác sĩ.

Những người mắc bệnh dạ dày nên tuân thủ đúng theo lời khuyên của các bác sĩ, như vậy thì hiệu quả của quá trình điều trị sẽ nhanh hơn.

Một số lưu ý khi tới nội soi dạ dày tại Phòng Khám Đa Khoa Pacific

Do số lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện rất đông, vì thế người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

Nên đến sớm để xếp hàng, lấy số thứ tự khám bệnh.

Cất đồ cẩn thận, đề phòng mất cắp.

Bệnh nhân nên đọc kỹ chỉ định khám, xếp hàng trước khi lấy số thứ tự khám.

Tránh việc đưa thêm trẻ nhỏ nếu như không khám bệnh cho các cháu.

Từ phía cổng bệnh viện đường Giải Phóng, xe máy rẽ phải, ô tô rẽ trái để đến bãi gửi xe. Nên bảo vệ tài sản cá nhân đề phòng việc mất cắp.

Trên đây là một số kinh nghiệm đi nội soi dạ dày tại Phòng Khám Đa Khoa Pacific mà bệnh nhân cần lưu ý.

Nội soi dạ dày đại tràng ở đâu tốt

Chuyên mục có thể cung cấp cho tôi địa chỉ nội soi dạ dày đại tràng ở đâu tốt tại TP HCM được không? Cả tháng nay tôi có dấu hiệu bị tiêu chảy liên tục, cứ uống thuốc cầm tiêu chảy được vài bữa hết , ngưng uống thuốc dăm hôm là lại bị như cũ. Ngoài ra tôi để ý thấy mỗi lần đi cầu phân có nhiều chất nhày nữa , có vài lần vùng bụng dưới bị đau âm ỉ, hễ ngày nào ăn cá biển hoặc ăn đồ sống vào là i như rằng bụng tôi lại đau. Tôi đang nghi mình mắc viêm đại tràng nên muốn đi khám nội soi một lần để biết đường chữa trị. Nhà tôi ở quận 12 nhưng bệnh viện quận không có máy nội soi nên tôi chưa biết đi đâu khám. Mong chuyên mục tư vấn liền giúp tôi vài địa chỉ nội soi đại tràng tốt ở khu vực gần nơi tôi ở. Tôi xin cảm ơn!

Giải đáp:

Bạn thân mến! Với những triệu chứng mà bạn mô tả thì rất có thể bạn bị viêm đại tràng, đây là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa có tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Để chuẩn đoán bệnh viêm đại tràng bác sĩ có thể chỉ định hàng loạt các biện pháp khác nhau như xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, cấy mẫu phân, chụp xquang đại tràng và một kỹ thuật khác không thể thiếu đó chính là nội soi đại tràng.



Kỹ thuật nội soi đại tràng cho phép bác sĩ quan sát và đánh giá được hết các tổn thương trong lòng đại tràng, từ đó xác định được tình trạng bệnh tình của bệnh nhân và đề ra phương án điều trị thích hợp. Quy trình nội soi đại tràng đòi hỏi bệnh viện phải có máy móc hiện đại và bác sĩ nội soi phải giàu kinh nghiệm. Do vậy không phải bệnh viện nào cũng có thực hiện nội soi đại tràng.  Dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn địa chỉ nội soi đại tràng tốt nhất tại TP HCM :

Phòng khám Đa Khoa Pacific thời gian mở cửa từ 8.00 AM -> 5.00 PM (hotline 1900 6049)

Thông thường ở lần khám đầu tiên bác sĩ sẽ khám sơ bộ, nếu chuẩn đoán mắc viêm đại tràng sẽ cho bạn phiếu hẹn đến nội soi đại tràng vào ngày khác. Bạn sẽ được hướng dẫn cách dùng thuốc sổ để làm sạch ruột và cách ăn uống trước ngày nội soi để đảm bảo cho quá trình nội soi diễn ra thuận lợi. Khi đi khám bệnh bạn cần mang theo đầy đủ hồ sơ về bệnh tình đang mắc phải, loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ được nắm rõ.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn địa chỉ nội soi đại tràng tốt nhất tại TP HCM . Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn sẽ tìm ra được nơi khám và điều trị viêm đại tràng ưng ý.

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

ăn gì trước khi nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là phương pháp thường được thực hiện để chẩn đoán các bệnh dạ dày như đau đạ dày, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,… Sau khi thực hiện nội soi dạ dày, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề như đau họng, chướng bụng… Do đó, chế độ sinh hoạt của bệnh nhân sau khi nội soi cũng cần được chú ý hơn. Thức ăn, thời gian nghỉ ngơi, vận động và sinh hoạt đều là vấn đề được bệnh nhân và người nhà quan tâm. Vậy sau nội soi dạ dày nên làm gì? ăn gì trước khi nội soi dạ dày? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Sau nội soi dạ dày nên ăn gì?

Bệnh nhân sau khi nội soi và thực hiện các thủ thuật xâm lấn dạ dày, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và dễ tiêu hóa.

Sữa nguội có thể dùng cho bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày khoảng một giờ. Không uống sữa nóng vì dễ làm dạ dày tổn thương.



Khoảng 2 giờ sau khi nội soi dạ dày có thể cho bệnh nhân dùng các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Bạn cũng có thể chế biến các món hầm nhừ để mềm và dễ ăn. Thức ăn để nguội và không dùng nóng. Bạn có thể tham khảo một số món ăn như cháo, canh, súp,… Đây là những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu, phù hợp với bệnh nhân sau nội soi dạ dày.

Từ 3 – 4 ngày sau nội soi có thể bổ sung những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có thể dùng các món ăn chứa tinh bột như bánh mì, sữa, lòng trắng trứng, gạo nếp. Những thực phẩm này giúp giảm tác dụng của axit dạ dày cũng như bao bọc niêm mạc dạ dày. Bạn cũng nên nhớ không ăn nóng.

Một số lưu ý trong ăn uống đối với người sau nội soi dạ dày

Không để bụng quá đói, quá no. Khi ăn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.

Hạn chế các thực phẩm chua như các loại trái cây: dứa, cam, chanh, bưởi, xoài,… Những thực phẩm này có nhiều axit nitric không tốt cho người sau nội soi.

Tuyệt đối tránh  rượu, bia, thuốc lá, ớt, tỏi, cà phê, trà, nước ngọt có gas, những thực phẩm khó tiêu như lạp xưởng, xúc xích,… Đây là những thực phẩm gây kích thích dạ dày tăng tiết axit cũng  như bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra khi có phản ứng sặc, bệnh nhân không được ăn uống cho đến khi phản ứng này chấm dứt và cơ thể trở lại bình thường.

Báo ngay cho bác sĩ khi có các vấn để sau: lạnh run và sốt, xuất huyết, sưng đỏ da, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài ra phân đen hoặc có máu, nuốt khó, đau họng hoặc đau ngực nặng.

Những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và những lưu ý sau khi nội soi dạ dày. Bên cạnh đó bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ để có sức khỏe tốt nhất trước và sau khi nội soi. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Nội soi bằng viên nang

Em bị đau bao tử 2 năm nay rồi, nhưng mỗi lần nội soi em rất sợ. Em nghe nói có phương pháp nội soi bằng viên nang không đau.  BS cho em hỏi, phương pháp nội soi dạ dày bằng viên nang ở bệnh viện nào có. Xin cảm ơn BS. (Bá Tài - Q. Gò Vấp, TPHCM)

Chào bạn,

Nội soi viên nang là một phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý ở niêm mạc ruột non như viêm loét ruột non, các bệnh lý gây xuất huyết ở ruột non, u, polyp ở ruột non… mà các phương pháp nội soi tiêu hóa khác như nội soi dạ dày hay nội soi đại tràng không thể chẩn đoán được.



Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị có kích thước như một viên thuốc (bệnh nhân nuốt viên này vào). Đó là một camera nhỏ có nguồn phát sáng, có khả năng chụp 3 hình/giây và gửi hình ảnh đến một bộ phận ghi nhận bằng tín hiệu không dây mà bệnh nhân sẽ mang theo trong suốt quá trình nội soi viên nang.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào những hình ảnh thu được trong quá trình nội soi viên nang.

Thời gian thực hiện phương pháp chẩn đoán này kéo dài khoảng 11-12 tiếng. Trong suốt thời gian đó bệnh nhân có thể sinh hoạt, đi lại và làm các công việc nhẹ nhàng. Sau đó viên thuốc đặc biệt này tự đào thải ra ngoài qua đường tự nhiên.

Đây là phương pháp chẩn đoán không đau, dễ thực hiện, dễ chấp nhận hơn các phương pháp nội soi thông thường.

Nội soi dạ dày có đau không

“Em năm nay 29 tuổi, được chẩn đoán viêm loét dạ dày, tá tràng và nghi xuất huyết tiêu hóa nhẹ vì em đi cầu ra phân đen. Xin hỏi chuyên mục nội soi dạ dày có đau không, bao lâu thì xong? Em xin cảm ơn.” Đây chính thắc mắc mà bạn Huy Thông (Đà Nẵng), cũng như nhiều bạn nữa đã gửi cho chuyên mục. Khi hiện nay, để biết được chính xác vấn đề đau dạ dày, bệnh nhân thường được chỉ định nội soi, một phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày tương đối phổ biến ở nước ta.

Câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp dưới đây để bạn đọc cùng theo dõi.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là một thủ thuật xâm lấn thực hiện bằng các đưa ống soi mềm có kèm bộ phận chiếu sáng và ghi hình vào cơ thể thông qua thực quản, dạ dày, tá tràng. Đường kính ống soi khoảng bằng ngón tay út. Có 2 hình thức nội soi áp dụng cho bệnh nhân. Đó là nội soi chẩn đoán và nội sôi can thiệp.



Nội soi có tác dụng chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thủ thuật nội soi dạ dày giúp chẩn đoán được tình trạng vi khuẩn dạ dày bằng cách lấy mẫu mô để chẩn đoán. Đây là phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện sớm ung thư và các vấn đề dạ dày nguy hiểm khác.

Nội soi can thiệp sẽ giúp cho bác sĩ đưa dụng cụ luồn vào dây soi để thực hiện các thủ thuật điều trị can thiệp. Phổ biến nhất là các thủ thuật kẹp, chích, cột, gây xơ hóa, đông keo,… Những tình trạng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày (xuất huyết tiêu hóa) cũng có thể được can thiệp bằng biện pháp đốt cầm máu thông qua nội soi.

Ngoài ra, nội soi can thiệp cũng có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề như dị vật thực quản, dạ dày, polyp thực quản. Nội soi dạ dày, thực quản được xem là phương pháp chẩn đoánvà chữa bệnh hiện đại, tiến bộ. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị thành công cao. Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán sớm bằng nội soi giúp điều trị sớm và giữ được sự sống.

Thời gian nội soi mất bao lâu?

Đối với nội soi chẩn đoán, thời gian thường từ 15 phút đến 20 phút. Với nội soi can thiệp, thời gian điều trị có thể lâu hơn tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Bạn có thể trao đổi chi tiết hơn với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.

Nội soi dạ dày có đau không?

Nội soi có 2 hình thức là gây mê và không gây mê. Với hình thức nội soi gây mê, bệnh nhân không có cảm giác đau đớn trong quá trình tiến hành. Bệnh nhân cũng tránh được cảm giác sợ hãi, đau và khó chịu khi tiến hành phương pháp này.

Với nội soi không dùng biện pháp gây mê, người bệnh cần có sự phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ. Bệnh nhân có thể gặp một số tình trạng như buồn nôn, khó chịu, đau, sợ hãi,…

Trước khi tiến hành nội soi, bệnh nhân cần trao đổi cẩn thận với bác sĩ tiến hành để hiểu rõ về phương pháp. Điều này cũng giúp bệnh nhân có những chuẩn bị ổn định về tâm lý.

Qua đó ta có thể thấy, tùy từng phương pháp áp dụng mà nội soi dạ dày có đau hay không và thời gian thực hiện cũng khác nhau. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nội soi dạ dày. Qua đó có tâm lý thoải mái hơn trước khi điều trị. Chúc bạn sớm điều trị thành công.

Nội soi thai ngoài tử cung

Nhiều chị em chuẩn đoán mang thai ngoài tử cung lo lắng và không khỏi thắc mắc mổ nội soi thai ngoài tử cung mất bao lâu, chi phí mổ mổ nội soi thai ngoài tử cung khoảng bao nhiêu tiền hay phương pháp nội soi chẩn đoán có hại gì cho người bệnh không,… Để giải đáp các thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về mổ nội soi thai ngoài tử cung, chị em tham khảo bài viết mổ nội soi thai ngoài tử cung mất bao lâu, hết bao nhiêu tiền sau đây của website máy đưa võng chúng tôi nhé.

Mổ nội soi thai ngoài tử cung như thế nào?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu những trường hợp nào nghi ngờ có thai ngoài tử cung nhé. Khi chị em phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ có các dấu hiệu sau đây thì có thể bị thai ngoài tử cung, khi đó cần đưa người bệnh đến bệnh viện chuyên khoa ngay để thăm khám và điều trị kịp thời:



Đau bụng: Đau âm ỉ suốt ngày ở vùng bụng dưới, thường ở một bên, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.

Trễ kinh hoặc rong huyết: Thông thường chị em bị thai ngoài tử cung sẽ bị trễ kinh, nhưng đôi khi bị ra huyết ít, màu đen hoặc đỏ sậm trước ngày dự kiến có kinh rồi kéo dài, khi có khi ngưng. Vì vậy mà người bệnh không nghĩ rằng mình không trễ kinh và không có thai.

Sau đây là những cách giúp phát hiện có thai ngoài tử cung, chị em lưu ý:

Thăm khám

Thăm khám có thể phát hiện thai ngoài tử cung, có thể sờ được có một khối u cạnh tử cung, đau. Tuy nhiên, không thể chẩn đoán thai ngoài tử cung chưa vỡ chỉ bằng cách thăm khám, vì viêm phần phụ, khối u buồng trứng đau,… cũng có những triệu chứng gần giống như triệu chứng của thai ngoài tử cung chưa vỡ.

Thử máu và thử nước tiểu

Phương pháp thử máu và thử nước tiểu chỉ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán là người bệnh có thai, nhưng không thể xác định được là thai ở trong tử cung hay ở ngoài tử cung.

Siêu âm

Việc siêu âm có thể nhìn thấy trong lòng tử cung không có túi thai, có khối u cạnh tử cung nhưng khó xác định là khối u gì, nhất là khi tuổi thai mới 6-7 tuần. Có khi chỉ thấy được niêm mạc tử cung dày mặc dù đã trễ kinh 2-3 tuần lễ.

Phương pháp nội soi ổ bụng

Phương pháp này dùng để chẩn đoán dứt khoát, chính xác và nhanh chóng những trường hợp nghi ngờ có thai ngoài tử cung. Chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm có thể điều trị bảo tồn và xuất việm sớm 48 giờ sau nội soi

Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung là một phương pháp tiểu phẫu thuật nhẹ nhàng không gây hại đến sức khoẻ người bệnh mà còn có lợi là dự phòng được thai ngoài tử cung, chảy máu ồ ạt có thể gây tử vong hay làm suy yếu sức khoẻ người bệnh.

Chuẩn bị trước khi mổ nội soi tử cung

Đối với các bệnh nhân được tiến hành mổ nội soi, quá trình chuẩn bị trước khi mổ nội soi tử cung luôn được được tiến hành một các nghiêm ngặt theo một quy trình chuẩn để hạn chế tối đa những biến chứng cũng như khó khăn trong quá trình phẫu thuật.

1.  Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

Như quy trình chuẩn bị bệnh nhân thường quy, truớc khi phẫu thuật nội soi, bệnh nhân cần được làm xét nghiệm cơ bản đầy đủ, một số bệnh cần thêm xét nghiệm theo chuyên khoa: Xạ hình thận trong bệnh thận ứ nước, chụp MRI cùng cụt cho bệnh nhi không hậu môn, siêu âm tim, đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân trước mổ đặt thanh nâng ngực…



Đối với các bệnh nhân được tiến hành mổ nội soi, quá trình chuẩn bị bệnh trước mổ luôn được được tiến hành một các nghiêm ngặt theo một quy trình chuẩn để hạn chế tối đa những biến chứng cũng như khó khăn trong quá trình phẫu thuật. Ví dụ: với bệnh nhân trước mổ tiêu hóa như các dị tật hậu môn trực tràng, nang ống mật chủ, teo đường mật, cần được thụt tháo phân sạch tuyệt đối, dung kháng sinh dự phòng trước mổ vì mọi thao tác tiến hành trong ổ bụng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau mổ cũng như ruột còn giãn nhiều sẽ làm hạn chế phẫu trong trong mổ.

Cho đến nay, tất cả các quy trình chuẩn bị bệnh nhân đuợc tiến hành thường quy và được kiểm soát rất nghiêm ngặt theo bảng kiểm để hạn chế tối đa các nguy cơ cho người bệnh.

2.  Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

2.1. Bệnh nhân 24h đầu sau phẫu thuật nội soi được theo dõi tại phòng hậu phẫu của khoa ngoại.

–    Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1- 3h/lần.

–    Theo dõi dịch dẫn lưu: Màu sắc, số lượng, tính chất.

–    Theo dõi băng vết mổ.

–    Theo dõi và xử trí đau cho bệnh nhân.

–    Dùng thuốc và dịch truyền theo y lệnh.

 2.2 Những ngày sau

–    Bệnh nhân được chuyển về phòng bệnh theo dõi và chăm sóc theo chuyên khoa.

–    Dùng thuốc kháng sinh, dịch truyền, thuốc giảm đau theo y lệnh.

–    Tập và hướng dẫn bệnh nhân vận động sớm cho những truờng hợp phẫu thuật đường tiêu hoá.

–    Theo dõi tình trạng nhu động ruột.

–    Tiếp tục theo dõi tình trạng dẫn lưu, theo dõi tình trạng vết mổ, phát hiện và xử trí kịp thời các truờng hợp bất thuờng: Tụt dẫn lưu, nhiễm trùng vết mổ.

–    Trong một số phẫu thuật đặc biệt: Nội soi đặt thanh nâng ngực: Bệnh nhân cần được nằm nghỉ ngơi tại giường, tránh để bệnh nhân ngồi, không được nằm nghiêng và nằm sấp.

–    Hướng dẫn chế độ ăn cho từng trường hợp cụ thể.

Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu hơn về vấn đề "chuẩn bị trước khi mổ nội soi tử cung". Nếu còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ đến Phòng khám Đa Khoa Pacific hoặc gọi điện theo hotline 1900 6049 để được bác sĩ tư vấn và giải đáp.

Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung

Những trường hợp nào thì nghi ngờ có thai ngoài tử cung? Và phương pháp nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung như thế nào?

Đó là khi phụ nữ trong lứa tuổi còn sinh đẻ có các dấu hiệu sau đây:

Trễ kinh hoặc rong huyết:

Thường người bệnh bị trễ kinh, nhưng đôi khi bị ra huyết ít, màu đen hoặc đỏ sậm trước ngày dự kiến có kinh rồi kéo dài, khi có khi ngưng. Do đó, người bệnh không nghĩ rằng mình không trễ kinh và không có thai.



Đau bụng:

Đau âm ỉ suốt ngày ở vùng bụng dưới, thường ở một bên. Thỉnh thoảng có cơn đau nhói.

Tóm lại: khi có trễ kinh, đau bụng và ra huyết ít, thì có thể bị thai ngoài tử cung, người bệnh cần phải đến bệnh viện chuyên khoa ngay.

Các cách chẩn đoán:

Thăm khám: có thể sờ được có một khối u cạnh tử cung, đau. Nhưng không thể chẩn đoán thai ngoài tử cung chưa vỡ chỉ bằng cách thăm khám, vì viêm phần phụ, khối u buồng trứng đau…cũng có những triệu chứng gần giống như triệu chứng của thai ngoài tử cung chưa vỡ

2. Thử máu và thử nước tiểu:

Chỉ có thể giúp BS chẩn đoán là người bệnh có thai nhưng không thể xác định được là thai ở trong tử cung hay ở ngoài tử cung.

3. Siêu âm:

Có thể nhìn thấy trong lòng tử cung không có túi thai, có khối u cạnh tử cung nhưng khó xác định là khối u gì, nhất là khi tuổi thai mới 6-7 tuần. Có khi chỉ thấy được niêm mạc tử cung dày mặc dù đã trễ kinh 2-3 tuần lễ.4. Phương pháp nội soi ổ bụng:Là một phương pháp dùng để chẩn đoán chính xác, nhanh chóng những trường hợp nghi ngờ có thai ngoài tử cung hay không? Nếu là thai ngoài tử cung BS có thể giải quyết nhanh gọn, kịp thời trước khi có biến chứng vỡ và chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.Cách nội soi ổ bụng để chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ có thai ngoài tử cung.

- Người bệnh được gây mê.

- Bác sĩ sẽ rạch da 2 đường rất nhỏ, khoảng 0,5cm rồi đưa 2 ống nội soi vào ổ bụng sau khi đã bơm khí CO2.

 Quan sát ổ bụng trên màn hình:

Hình ảnh tử cung và 2 vòi trứng, buồng trứng được nhìn rất nhỏ. Vì vậy có thể thấy được có thai ở vòi trứng, ngoài tử cung hay không.

- Nếu không phải thai ngoài tử cung: BS sẽ rút dụng cụ ra khỏi ổ bụng, may da lại ngay.

- Nếu là thai ngoài tử cung, BS sẽ rạch thêm 2 lỗ nhỏ ở thành bụng nữa, để đưa thêm dụng cụ vào trong ổ bụng lấy khối thai ngoài tử cung ra, sau đó cầm máu.

Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung là một phương pháp tiểu phẫu thuật nhẹ nhàng, dùng để chẩn đoán dứt khoát, chính xác và nhanh chóng những trường hợp nghi ngờ có thai ngoài tử cung. Phương pháp này không gây hại đến sức khoẻ người bệnh mà còn có lợi là dự phòng được thai ngoài tử cung, chảy máu ồ ạt có thể gây tử vong hay làm suy yếu sức khoẻ người bệnh. Chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm có thể điều trị bảo tồn và xuất việm sớm 48 giờ sau nội soi.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Nội soi tử cung buồng trứng

Thưa bác sĩ,Bình thường kinh nguyệt em rất đều sau khi mổ nội soi tử cung buồng trứng thì em bị trễ kinh hơn một tuần rồi, thời gian mổ vào khoảng ngày rụng trứng. Bác cho em hỏi mổ nội soi có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không ạ? Em có phải uống thuốc điều kinh không? Em chưa đến ngày tái khám nên rất mong nhận được câu trả lời của BS. Em xin cám ơn BS ạ! (ngalaycocphalong…@yahoo.com)

Chào em,

Trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, người bệnh thường được thực hiện mổ nội soi khi nghi ngờ có tổn thương ở vòi trứng. Đây là một phẫu thuật nhẹ nhàng, thời gian hồi phục nhanh, vết sẹo nhỏ khoảng 1cm, có thể xuất viện khoảng 2 ngày sau mổ.



Mục đích của mổ nội soi giúp cho BS khảo sát được tổn thương của buồng tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các tổn thương khác nếu có. Ngoài ra, mổ nội soi còn giúp phục hồi lại chức năng vòi trứng và điều trị một số bệnh lý của vòi trứng, tử cung và vùng chậu.

Như em đã thấy Phòng khám Đa khoa Pacific đã trình bày những ưu điểm và mục đích của cuộc mổ nội soi rồi đó. Cuộc mổ này không ảnh hưởng đến kinh nguyệt của em, nhưng nếu em lo lắng cho cuộc mổ thì đây cũng là một là một tác nhân làm cho kinh nguyệt bị rối loạn.

Nội soi dạ dày

Thuật ngữ “nội soi dạ dày” là kỹ thuật đặc biệt để quan sát bên trong một bộ phận của cơ thể. “Đường tiêu hóa trên” là một phần của đường tiêu hóa (hệ tiêu hóa) bao gồm thực quản, ống nuốt dẫn tới dạ dày nối với tá tràng, điểm đầu của ruột non. Thực quản vận chuyển thức ăn từ miệng vào dạ dày và tá tràng để tiêu hóa. Thủ thuật này thường được gọi là “nội soi dạ dày.

Nội soi dạ dày được bác sĩ chuyên môn sâu về tiêu hóa thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi để chẩn đoán, và trong một số trường hợp điều trị bệnh đường tiêu hóa trên.

Ống nội soi là ống mềm, mỏng và dài được gắn một chiếc máy quay nhỏ có đèn sáng ở đầu. Bằng cách điều chỉnh các nút điều khiển trên ống nội soi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể thận trọng hướng dẫn dụng cụ để quan sát mô bên trong hệ tiêu hóa trên một cách an toàn.

Hình ảnh chất lượng cao thu từ ống nội soi được đưa lên màn hình TV một cách rõ nét và chi tiết. Trong nhiều trường hợp, nội soi đường tiêu hóa trên đưa ra kết luận thăm khám chính xác hơn X-quang.

Nội soi dạ dày được thực hiện như thế nào?

Trong khi nội sọi dạ dày, mọi việc sẽ được chuẩn bị nhằm giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Huyết áp, nhịp tim, nồng độ ô-xy trong máu bạn sẽ được theo dõi cẩn thận. Bác sĩ có thể gây mê cho bạn, thuốc gây mê sẽ làm bạn thư giãn và ngủ, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau đớn trong quá trình thực hiện thủ thuật.



Bạn cũng có thể được xịt họng hoặc yêu cầu súc miệng bằng thuốc tê để giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi ống nội soi được đưa qua họng. Một miếng kê đặt trong miệng giúp miệng bạn mở trong suốt quá trình nội soi. Khi bạn đã được chẩn bị xong, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa ống nội soi vào vị trí.

Ống nội soi được đưa vào từ từ và thận trọng,  khí được bơm vào qua ống soi sẽ giúp bạn sĩ nhìn rõ hơn. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bạn sẽ không cảm thấy đau và không ảnh hưởng đến việc thở của bạn.

Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi để quan sát và xem xét vấn đề cần đánh giá, chẩn đoán hoặc điều trị.

Một số trường hợp có thể cần lấy mẫu mô, gọi là sinh thiết để soi dưới kính hiển vi. Thủ thuật này cũng không đau. Nội soi có thể được áp dụng để điều trị trường hợp chảy máu dạ dày tiến triển do viêm loét.

Sau khi thực hiện thủ thuật xong, bạn sẽ được chăm sóc tại khu hồi tỉnh cho đến khi thuốc mê hết tác dụng.

Bác sĩ điều trị cho bạn sẽ thông báo với bạn về kết quả nội soi cũng như cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khác.

Đồng thời, sau khi nội soi, bạn cũng sẽ có chỉ dẫn sau bao lâu bạn có thể ăn uống trở lại cũng như những chỉ dẫn khác.

Khi bạn đã sẵn sàng trở về nhà, bạn sẽ cảm thấy khỏe và tỉnh táo hơn. Bạn cũng nên có kế hoạch nghỉ ngơi trong ngày làm thủ thuật, điều này có nghĩa là bạn không nên lái xe và cần người nhà chở về nhà.

Tại sao cần nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày có thể giúp đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý như nuốt khó và nuốt đau, đau dạ dày hoặc đau bụng, chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày, u dạ dày.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

Có nên nội soi dạ dày thường xuyên không

Chào bác sĩ. Xin hỏi có nên nội soi dạ dày thường xuyên không? Tôi bị bệnh dạ dày, tôi định đi nội soi lại sau khi đã dùng hết thuốc điều trị. Có người thì khuyên không nên nội soi nữa, người thì bảo phải nội soi  lại mới biết bệnh thế nào. Tôi rất băn khoăn nên muốn nhờ bác sĩ tư vấn. Tôi cảm ơn. Nguyễn Thu Phương (Ba Đình, HN)

Trả lời

Chào Phương. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho Phòng khám Đa khoa Pacific. Với câu hỏi dạ dày thường xuyên có sao không của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:



Nội soi dạ dày thực chất là một kỹ thuật khám bệnh được áp dụng với thiết bị y tế hiện đại. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ gọi là ống nội soi có gắn nguồn sáng và camera, sau đó luồn vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường mũi, giúp quan sát và phát hiện những dấu hiệu bất thường trong dạ dày.

Nội soi dạ dày là phương pháp hiệu quả, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh dù là nhỏ nhất như viêm loét, polyp hoặc ung thư dạ dày.

Vậy nội soi dạ dày nhiều lần có sao không?

Đây cũng là thắc mắc chung được nhiều người bệnh quan tâm, tìm hiểu. Với  trường hợp của bạn, khi đã dùng hết thuốc điều trị bệnh ở dạ dày, bạn cần đi khám lại để bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Không nhất thiết phải nội soi dạ dày lại, bác sĩ có thể khám lâm sàng và chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác để xác định quá trình lành bệnh. Bạn chỉ cần nội soi 1 lần trong 1 năm nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm. Còn nếu sử dụng thuốc điều trị, triệu chứng bệnh đã thuyên giảm dần và khỏi bệnh thì không cần nội soi lại.

Nội soi nhiều lần không nguy hiểm nhưng gây tốn kém chi phí cũng như dễ xảy ra biến chứng như chảy máu dạ dày hoặc thủng dạ dày. Vì thế bạn cần cân nhắc trước khi quyết định nội soi lại hoặc tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.

Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện nội soi an toàn với bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế đảm bảo, được khử trùng thường xuyên để tránh các biến chứng có thể xảy ra sau nội soi.

Nếu cần được tư vấn thêm nội soi dạ dày nhiều lần có sao không, bao lâu nội soi dạ dày một lần, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6899 để được tư vấn kỹ lưỡng.