Ung thư cổ tử cung có sinh con được không là một câu hỏi chất chứa nỗi niềm trăn trở của nhiều phụ nữ không may mắc phải căn bệnh quái ác này. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Pacific.
Ung thư cổ tử cung có con được không?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ác tính hình thành và phát triển trong các mô cổ tử cung, thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh đẻ từ 20- 45 tuổi. Trong đó, tỉ lệ mắc ở độ tuổi từ 20 – 34 chiếm 14%, và khoảng 26% ở độ tuổi 35 – 40.
Đối với những người mắc bệnh thì khả năng mang thai và sinh con sau quá trình điều trị còn phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn. Các bệnh nhân phát hiện sớm ở đầu giai đoạn 1 có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật bảo toàn cho những người có nguyện vọng sinh con, các trường hợp sinh đủ con rồi thì có thể tiến hành loại bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung.
Còn các bệnh nhân ở giai đoạn muộn hoặc cuối thì nên tập trung điều trị để kéo dài sự sống, nếu mang thai ở giai đoạn này thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.
Khi phát hiện ra bệnh, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để kiểm tra cụ thể nhằm xác định rõ hơn về khả năng mang thai đối với giai đoạn bệnh mà mình đang mắc phải từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với quá trình điều trị bệnh.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị bảo toàn khả năng sinh sản
Đối với những người trẻ tuổi, nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh những phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn khả năng sinh sản như:
Khoét chóp cổ tử cung hay còn gọi là sinh thiết nón: Phương pháp thường áp dụng đối với chị em ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (giai đoạn 0 hoặc giai đoạn IA1). Cách làm này sẽ giúp loại bỏ một mảnh mô dạng hình chóp nón ở cổ tử cung. Nếu phương pháp này đã loại bỏ tất cả khối u và mẫu sinh thiết cho thấy phần còn lại không còn tế bào ung thư thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh con trước khi bổ sung thêm các hỗ trợ điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong thời gian này, chị em cần được theo dõi, kiểm tra bệnh chặt chẽ, thường xuyên.
Cắt bỏ cổ tử cung: Phương pháp này giúp loại bỏ toàn bộ cổ tử cung và phần trên của âm đạo bị bệnh, để lại nguyên vẹn đáy tử cung. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, phụ nữ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh bằng phương pháp mổ lấy thai. Với những người mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển cũng có thể thực hiện cắt bỏ cổ tử cung. Khi đó, hóa trị sẽ được chỉ định trước với hi vọng tiêu diệt các tế bào ung thư đủ để tình trạng khối u giảm về tương đương với giai đoạn sớm hơn.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về câu hỏi “bị ung thư cổ tử cung có sinh con được không? Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các chị em phụ nữ đang gặp phải căn bệnh này.
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018
Ung thư cổ tử cung có sinh con được không
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét