Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Đại tràng cấp và mãn tính

Viêm đại tràng được chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính. Tuy cùng một bệnh nhưng ở từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện tương đối khác nhau. Do đó, để có hướng điều trị đúng người bệnh cần phân biệt và hiểu rõ về 2 thể này.

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm loét, tổn thương, dẫn tới những rối loạn chức năng và biểu hiện thành những triệu chứng khó chịu như: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn… Lâu ngày bệnh không được chữa trị dứt điểm sẽ trở thành mạn tính, khả năng chữa khỏi bệnh càng trở nên khó khăn hơn.

Để phân biệt 2 thể này, chúng ta cùng tìm hiểu và so sánh nguyên nhân, triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính:

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm đại tràng cấp tính: Nguyên nhân chính dẫn đến viêm đại tràng cấp tính là do người bệnh ăn các thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn khó tiêu hóa hoặc do đại tràng bị nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn kiết lỵ…



Bệnh viêm đại tràng mãn tính: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng mạn như:

Do không phát hiện sớm bệnh hoặc do không chú trọng điều trị triệt để bệnh trong giai đoạn cấp tính.

Do đường ruột bị nhiễm lỵ, nhiễm trùng E.coli hoặc do ảnh hưởng của căn bệnh lỵ trực tràng Shigella. Sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này phát triển mạnh và gây viêm đại tràng mạn tính.

Do cơ thể bị nhiễm hóa chất độc hại hoặc nhiễm độc thủy ngân.

Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng mạn tính còn khởi phát sau nhiễm lao ruột, nhiễm ký sinh trùng. Các căn bệnh táo bón lâu ngày, rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của đại tràng.

2. Triệu chứng

Viêm đại tràng cấp tính

Khi ở giai đoạn cấp tính, viêm đại tràng vẫn chưa có nhiều biểu hiện rõ ràng, đôi khi còn khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh đường tiêu hóa khác. Đây chính là lý do vì sao đa số bệnh nhân đến kiểm tra, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do đó, để giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, khi nhân thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra và xác định chính xác bệnh tình:

Đau bụng: chủ yếu là các cơn đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng.

Đại tiện nhiều lần, phân có thể kèm theo máu và chấy nhầy.

Đối với viêm đại tràng mạn tính, các triệu chứng sẽ có phần dữ dội và nghiêm trọng hơn, người bệnh dễ nhận biết hơn.

Đau bụng: đây là biểu hiện viêm đại tràng đặc trưng rất dễ nhận biết. Cụ thể là người bệnh bị đau ở hai bên hố chậu hoặc hai bên hạ sườn. Các cơn đau có khi là đau quặn hoặc đau âm ỉ dọc theo khung đại tràng. Khi đau bụng sẽ kèm theo cảm giác buồn đi đại tiện hoặc trung tiện.

Rối loạn đại tiện: đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nát có khi kèm theo máu và chất nhầy. Luôn có cảm giác muốn đi ngoài và đau trong hậu môn sau khi đi đại tiện. Người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

Chướng bụng cũng là một triệu chứng khiến người bệnh luôn có cảm giác căng tức vùng bụng, đầy hơi khó chịu. Cảm giác sẽ càng tăng lên khi ăn những đồ ăn lạ, uống nhiều bia, rượu…

Các dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính khác thường gặp như người mệt mỏi, chán ăn, sút cân.

Khi ở giai đoạn mạn tính, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới công việc cũng như chất lượng sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu như bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng như: thủng đại tràng, ung thư đại tràng…

Để căn bệnh viêm đại tràng không “làm phiền” bạn, ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh, cũng như chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, điều độ. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét