Xin tư vấn giúp tôi câu hỏi bệnh ung thư thanh quản có nguy hiểm không, có chữa được không ? Tôi năm nay 54 tuổi, tôi có tiền sử bị ho, khan tiếng kéo dài. Dạo gần đây tôi lại thấy có triệu chứng khó nuốt ngay cả khi ăn và khi nuốt nước bọt. Đi khám tại bện viện, bác sĩ nói có nghi ngờ bệnh ung thư thanh quản và lấy mẫu xét nghiệm nên yêu cầu tôi đợi kết quả. Vậy xin hỏi nếu mắc phải ung thư thanh quản có nguy hiểm không, sống được bao lâu ?(Phạm Hồng Nguyên – Ba Vì – Hà Nội).
Trả lời:
Chào bạn, khi nói tới bệnh ung thư, bất kể là loại bệnh ung thư nào thì mối bận tâm lo lắng lớn nhất của người bệnh là bệnh đó có nguy hiểm không, có chữa được không và sống được bao lâu. Đối với câu hỏi của bạn là ung thư thanh quản có nguy hiểm không? cũng là thắc mắc của nhiều độc giả. Chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Pacific để trả lời thắc mắc trên như sau:
Bệnh ung thư thanh quản cho đến nay đã không còn xa lạ vì nó chỉ đứng sau bệnh ung thư vòm họng trong số tất cả các bệnh ung thư vùng đầu cổ và chiếm khoảng 20% trong các bệnh ung thư nói chung. Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở nam giới nhiều hơn nữ giới, người lớn tuổi nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay ung thư thanh quản đang trẻ hóa dần do nhiều nguyên nhân về thói quen và môi trường sống không đảm bảo.
Nói tới các bệnh ung thư ai cũng biết về mối nguy hiểm của chúng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng. Sở dĩ có sự nguy hiểm là do hầu hết các bệnh ung thư đều không được phát hiện và điều trị sớm nên phát triển nhanh là di căn. Đối với bệnh ung thư thanh quản xảy ra khi các tế bào khác thường phát triển ở vùng thanh quản hình thành nên khối u hoặc bướu. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ phát triển đi vào các hạch bạch huyết ở cổ và có thể lan ra các khu vực khác như vùn đầu, cổ, phổi. Sở dĩ ung thư thanh quản cũng như nhiều loại ung thư khác có nguy hiểm là do không phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư thanh quản thường dễ bị nhầm lẫn hoặc do người bệnh chủ quan cho rằng đó là các biểu hiện viêm họng, amidan hay viêm thanh quản bình thường. Chỉ khi bệnh đã phát triển nặng thì mới đi khám và chữa trị thì đã chuyển sang giai đoạn muộn gây nguy hiểm và khó chữa trị.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để sớm nhận biết các triệu chứng ung thư thanh quản giai đoạn đầu ? Theo các bác sĩ, hiện nay việc điều trị ung thư thanh quản đã trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ sự phát triển của y học. Nếu người bệnh chữa trị sớm sẽ có thể kéo dài sự sống rất cao. Có tới 70% số bệnh nhân có thể sống sau 5 năm khi biết bệnh của mình. Tuy nhiên, để có được điều này, các bạn cần chú ý nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh như sau:
– Khàn tiếng: đây là triệu chứng sớm nhất và xảy ra phổ biến ở người bệnh ung thư thanh quản. Khản tiếng có thể kéo dài trên 3 tuần liên tiếp kèm theo bị khô cứng họng, đau họng. Khi bệnh phát triển nặng thì giọng nói trở nên khàn đặc, có khi bị mất tiếng do khối u phát triển chèn lên dây thanh.
– Ho: dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh như viêm họng, viêm amidan,… nên nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, hãy lưu ý nếu bị ho nhiều, ho từng cơn kiểu co thắt cần cảnh giác bệnh ung thư thanh quản để đi khám ngay.
– Khó thở: khối u phát triển sẽ chèn lên thanh môn gây hẹp khiến cho bệnh nhân bị khó thở, có khi kèm theo khàn tiếng. Khi người bệnh vận động nhiều sẽ càng gây khó thở hơn.
– Khó nuốt: người bệnh cảm thấy nuốt khó, có khi không ăn được cơm hoặc những thức ăn đặc, cứng mà chỉ ăn cháo, uống sữa. Thông thường khi có biểu hiện khó nuốt cho thấy khối u đã lan ra vùng họng.
– Sút cân: người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn kém dẫn đến bị sút cân.
Với các triệu chứng nêu trên cảnh báo bạn có thể đang bị ung thư thanh quản. Chúng có thể xuất hiện cùng lúc hoặc cách nhau không xa về thời gian. Do đó, nếu nhận thấy một vài biểu hiện thì nên nhanh chóng đi khám để được kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán. Như đã nói, ung thư thanh quản nếu được chữa trị ngay từ đầu sẽ không quá nguy hiểm và giảm bớt gánh nặng rất nhiều.
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018
U thanh quản có nguy hiểm không
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét