Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

Thanh quản có chức năng là gì?

Thanh quản có chức năng là gì? Chức năng của thanh quản rất quan trọng trong hô hấp, phát âm, bảo vệ đường hô hấp dưới.

Về cấu trúc, thanh quản có một khung sụn gồm sụn đơn và sụn đôi. Các sụn này khớp với nhau và được giữ chặt bởi các màng và dây chằng. Trong thanh quản có được lót bởi niệm mạc. Kích thước thanh quản thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Ở phụ nữ, thanh quản thường có kích thước nhỏ hơn và ở tuổi dậy thì thanh quản https://pacifichealthcare.vn/soi-thanh-quan.html phát triển đột ngột gây sự biến đổi giọng.
Chức năng hô hấp của thanh quản
Hô hấp là chức năng quan trọng nhất và có ý nghĩa sống còn với cơ thể. Đây là chức năng mở thanh môn do cơ nhẫn – phễu sau đảm trách. Tình trạng thanh môn không mở rộng hoặc bị bít tắc sẽ dẫn tới tình trạng khó thở gây nguy hiểm tính mạng đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời bằng phẫu thuật mở khí quản cấp cứu.

Khó thở thanh quản thường có đặc điểm khó thở khi thở vào và có tiếng rít; thở chậm, thở gắng sức. Đối với trẻ nhỏ, cánh mũi phập phồng hoặc co kéo các cơ hô hấp phụ, trường hợp khó thở cấp tính có biểu hiện tím tái ở môi, mặt, vật vã hốt hoảng.
Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới
Thanh quản là vùng thụ cảm các phản xạ thần kinh thực vật. Vì vậy, sự kích thích cơ học ở mặt trong thanh quản có thể gây rối loạn nhịp tim, tim đập chậm…
Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới là khi có dị vật lọt vào thanh quản sẽ xảy ra hiện tượng ho phản xạ nhằm đẩy dị vật ra ngoài đường hô hấp, đây chính là một phản ứng bảo vệ, là sự kích thích phản xạ sâu với sự mở rộng thanh quản, thanh môn đóng cùng với việc nâng cao áp lực bên trong lồng ngực sau đó mở tức thì thanh môn với một luồng không khí đẩy mạnh trở ra và việc ho sẽ tống dị vật ra ngoài.
>>>https://pacifichealthcare.vn/
Chức năng phát âm của thanh quản
Phát âm là chức năng quan trọng có ý nghĩa về mặt xã hội vì nó góp phần căn bản vào việc tạo giọng nói, giọng hát để con người có thể giao lưu, trao đổi, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.
Tiền đình thanh quản, hốc miệng, hốc mũi, đặc biệt là các xoang cạnh mũi là những bộ phận cộng hưởng âm và tạo âm sắc của giọng nói. Trong các xoang cạnh mũi thì xoang hàm cộng hưởng lớn nhất và quyết định về âm sắc của giọng nói.

Thông thường thì âm thanh được phát tra từ dây thanh ở người phụ nữ trưởng thành thường cao hơn âm thanh phát ra từ dây thanh người đàn ông trưởng thành vì dây thanh ở phụ nữ thường ngắn hơn, mỏng, căng hơn dây thanh ở nam giới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét