Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Chữa sốt xuất huyết ở trẻ em tại tphcm

Trước cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng, ngành y tế TP HCM nhanh chóng đưa thêm khu tiếp nhận điều trị chữa sốt xuất huyết ở trẻ em tại tphcm

Nhận biết dấu hiệu triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có 1 sô biểu hiện như sau:

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.

Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.

Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.

Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).

Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Các nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:

Do siêu vi trùng Dengue gây ra

Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.



Vì sao sốt xuất huyết lại gây nguy hiểm?

Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.

Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.

Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.

Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).

Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.

Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết?

Khi thấy trẻ sốt sao kèm theo phát ban, điều đầu tiên cần làm là hạ sốt cho trẻ bằng aracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng. Nếu trẻ chưa hết sốt thì cứ 4-6 giờ thì cho trẻ uống lại. Dùng khăn thấm nước ấm lau người để làm mát cho bế, tránh sốt cao gây nhiều biến chứng.

Khi trẻ bị sốt, cần cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ hơn ngày thường. Không cần kiêng khem gì trong lúc này, chia nhỏ bữa ăn và làm những món trẻ thích để kích thích trẻ ăn. Nên sử dụng thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa….

Bổ sung nước đầy đủ cũng vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết ở trẻ em. Nên cho trẻ uống thêm dung dịch oresol để bù nước, bù điện giải và bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây như cam, chanh.

Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6). Trẻ có thể trở bệnh nặng dẫn đến tử vong rất nhanh khiến bác sỹ không kịp trở tay. Vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện sốt hơn một ngày khôn có dấu hiệu giảm mà chưa phát hiện được nguyên nhân của bệnh thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chúng tôi mong rằng, thông qua những thông tin cũng như kiến thức khoa học cần thiết về cách nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừa điều trị tại nhà vừa được cung cấp chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ sớm biết được đâu là những biểu hiện nguy hiểm của con mà có biện pháp can thiệp kịp thời nhanh chóng tránh hậu quả khôn lường có thể xảy ra chỉ vì sự thiếu hiểu biết của phụ huynh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét