Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Có nên nội soi ruột già không

Ngày nay, phương pháp nội soi đại tràng (ruột già) được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện, phòng khám lớn có chuyên khoa Tiêu hóa. Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện tổn thương niêm mạc, khối u hoặc các loại mô bất thường tại đại tràng (ruột già) của bạn. Qua đó bác sĩ cũng có thể loại bỏ khối u (polyp),mô bất thường trong quá trình nội soi. Một điều chắc chắn rằng, bất kỳ ai trước khi quyết định nội soi đại tràng đều tìm hiểu trước:có nên nội soi ruột già không? Nội soi đại tràng có đau không? Tuy nhiên, khó để đưa ra một trạng thái phản ánh chính xác cảm giác của từng người, có người chỉ hơi khó chịu vì ống nội soi cọ vào thành đại tràng, có người lại đau quặn không thể nằm yên được…

Quy trình Nội soi đại tràng



Một ca nội soi đại tràng cần tiến hành qua đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định nội soi

Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X - Quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ

Bước 3: Làm sạch đại tràng (tháo thụt)

Bước 4: Tiến hành nội soi

Bước 5: Bác sĩ xem kết quả và chỉ định điều trị

Nội soi đại tràng có đau không

Người bệnh nằm nghiêng trái trên bàn nội soi. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa đầu ống nội soi qua hậu môn và từ từ đưa nó đến đại tràng. Người bệnh sẽ mặc quần áo được cấp chuyên dùng cho nội soi đại tràng. Mặt sau của quần có một khe hở để thuận tiện khi đưa ống nội soi qua đường hậu môn.

Khi nội soi, không khí được bơm vào đại tràng qua dây soi để làm căng lòng đại tràng, hình ảnh thu được sẽ rõ ràng hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà gây ra cảm giác khó chịu, muốn đi cầu (mặc dù không có phân). Đa số bệnh nhân cảm thấy bụng phình to, cảm giác đầy hơi và muốn xì hơi ngay lúc đó. Có thể bạn sẽ thấy ngượng, nhưng đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể và các bác sĩ hiểu rất rõ điều đó.

Tùy theo tình trạng của người bệnh và dựa trên những chẩn đoán của bác sĩ, mà có thể sẽ phải lấy một vài mẫu sinh thiết (mẫu mô nhỏ) của niêm mạc đại tràng. Việc bấm sinh thiết này không gây đau. Ngoài ra, nếu trong qua trình nội soi có phát hiện các polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ chúng bằng một dụng cụ được đưa vào qua kênh phụ của ống nội soi. Cuối cùng, ống nội soi sẽ được kéo nhẹ nhàng ra ngoài.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét